Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Sản phẩm : Tham luận: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề, phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Danh mục

Tìm Kiếm

tin tức

Hoạt động nổi bật

Bạn đang ở : Trang chủ » Danh mục


xây dựng Mô hình điểm » Tham luận: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề, phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh




THÔNG TIN CHI TIẾT
 

Thực hiện văn bản số 07/VHXH ngày 05 tháng 4 năm 2018 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Nhằm góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa và tầm quan trọng của các Làng có nghề truyền thống với phát triển Kinh tế - Xã hội, làm sâu đậm nét văn hóa Kinh Bắc.

Tôi xin có một số nội dung tham luận sau:

I. Thực trạng các Làng có nghề truyền thống.

1. Thực trạng.

- Tính đến nay theo số liệu thống kê của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, toàn tỉnh có 73 làng nghề, trong đó: 58 làng nghề truyền thống và được phân theo các nhóm như sau:

Chế biến bảo quản nông sản có 16 làng nghề (chiếm 21,92%)

Sản xuất đồ gỗ 20 làng nghề (chiếm 27,4%)

Sản xuất mây tre đan 08 làng nghề (chiếm 10,96%)

Sản xuất thép, đúc đồng nhôm 07 làng nghề (chiếm 9,59%)

Sản xuất đồ gốm 02 làng nghề (chiếm 2,74%)

Thêu, dệt 05 làng nghề (chiếm 6,85%)

Sản xuất giấy 03 làng nghề (chiếm 4,11%)

Ngành nghề khác 12 làng nghề (chiếm 16,44%)

Trong các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh có 12.700 hộ làm nghề, chiếm 4,86% số hộ của tỉnh; có 43.094 lao động làm nghề, chiếm 5,71% số lao động trong độ tuổi; Tổng giá trị sản xuất của các xã có làng nghề đạt 10.544 tỷ đồng, bằng 8,4% GDP của tỉnh. Thu nhập bình quân của lao động ở các làng nghề đạt 5-6 triệu đồng/lao động/tháng, có những nghề cho thu nhập cao đạt trên 10 triệu đồng/lao động/tháng như: Nghề cán thép; Nghề Đúc Đồng, Sản xuất giấy…

Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 18 nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công, mỹ nghê, gồm các nghề như: Sản xuất gỗ mỹ nghệ, Trạm khảm, Mây tre đan, Trạm - thúc tranh đồng, Tạo dáng cây cảnh, Điêu khắc - tu bổ, tạo dựng các công trình tâm linh, trong đó có 01 nghệ nhân làng tranh dân gian Đông Hồ.

2. Tầm quan trọng và ý nghĩa văn hóa bản địa:

            - Làng nghề là điểm nhấn, dấu ấn văn hóa đặc trưng của xứ Kinh Bắc, không chỉ góp phần phát triển kinh tế, tạo dựng việc làm tăng thu nhập cho người dân địa phương, còn là nơi bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống từ thế hệ này qua thế hệ khác. Là nơi tạo nguồn nhân lực cho lao động nông thôn góp phần cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ làm nông nghiệp nông thôn chuyển sang các nghề khác.

            - Làng nghề cũng là biện pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH - HĐH đất nước.

            - Là cầu nối giữa Nông - Công ở nông thôn với thành thị, giữa truyền thống và hiện đại;

            - Làng nghề là nơi khai thác, trưng dụng nguồn nhân lực vốn có về thiên nhiên, nhân lực con người tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.

            Do vậy, để đáp ứng với ý nghĩa và tầm quan trọng đó cần phải quan tâm phát triển một cách toàn diện nguồn nhân lực cho phát triển làng nghề. Đây là yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển bền vững.

3. Những khó khăn, thách thức trong việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống

Làng nghề mang nhiều ý nghĩa và tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, tận dụng nguồn nhân lực vốn có, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Nhưng hiện nay các làng có nghề truyền thống đang ngày mai một, việc khôi phục và phát triển đang khó khắc phục bởi lẽ:

-   Đáng quan tâm một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động chưa qua đào tạo về kiến thức chuyên môn và kỹ năng, kỹ thuật cơ bản;

-   Lao động làng nghề không mấy mặn mà với nghề, họ chọn đi làm thuê cho ngành nghề khác, thiếu lao động nhất là thợ giỏi;

-   Việc truyền nghề và dạy nghề cho lao động trẻ chưa được coi trọng đúng mức, việc dạy nghề tại các làng nghề phần lớn theo lối truyền nghề trong gia đình, cầm tay chỉ việc chiếm 70 - 80% dẫn đến hiệu quả không cao.

Nhìn chung chất lượng lao động tại các làng nghề còn nhiều hạn chế, lao động hiện nay chia làm 2 nhóm rõ rệt:

+ Nhóm 1: Lao động không thường xuyên, thiếu kỹ năng, làm những công việc đơn giản không bài bản.

+ Nhóm 2: Lao động thường xuyên, kỹ năng cao, thường làm việc ở những cơ sở hoặc doanh nghiệp làm hàng mỹ nghệ cao cấp.

Số lao động qua đào tạo bình quân chỉ đạt trên dưới 10%, nhiều làng nghề thiếu vắng đội ngũ thợ lành nghề, tạo mẫu v.v… Hầu hết chủ hộ sản xuất chưa được đào tạo bài bản, số lao động cầm tay chỉ việc chiếm cao, số lao động qua đào tạo trường lớp tổ chức còn thấp, qui mô dạy nghề truyền thống còn quá nhỏ bé, đội ngũ giáo viên cơ bản truyền nghề trực tiếp theo kinh nghiệm, chưa thu hút được đông đảo nghệ nhân cao tuổi tham gia truyền nghề cho lớp trẻ yêu nghề.

-   Công tác qui hoạch còn nhiều bất cập, hạn chế cơ bản như:

+ Cơ sở hạ tầng: Khắc phục môi trường, mở rộng qui mô sản xuất manh mún, ảnh hưởng tới tốc độ phát triển làng nghề.

+ Đội ngũ thợ giỏi, nghệ nhân, giáo viên mỏng, tính kế thừa nguy cơ bị mai một.

+ Nội dung chương trình đào tạo tính bài bản theo hệ thống như: Tái bản, xây dựng theo qui chuẩn mới còn hạn chế chưa được quan tâm biên tập nhất là lưu giữ cho thế hệ kế thừa.

II. Những giải pháp Đào tạo với giải quyết việc làm:

1. Xây dựng chiến lược phát triển làng nghề.

-    Xây dựng chiến lược củng cố và phát triển làng có nghề truyền thống, khơi dậy tiềm năng sẵn có tại các làng có nghề truyền thống.

-   Xác định mỗi làng nghề truyền thống là một trung tâm đào tạo, sản xuất và lưu giữ các sản phẩm làng nghề mang đậm nét văn hóa vùng miền. Đồng thời phải được quan tâm đúng mức trên cả 3 mặt: Hạ tầng cơ sở - Lực lượng lao động lành nghề - Khoa học và công nghệ. Vì đây là nơi sản xuất ra sản phẩm hàng hóa tăng thu nhập cho lao động nông thôn, tạo việc làm, giảm nghèo, là nơi lồng ghép du lịch tâm linh với các làng nghề và sức hấp dẫn, sự cuốn hút, là cơ sở thu hút và giữ khách thăm quan, tạo đà cho ngành nghề dịch vụ phát triển.

-   Tận dụng được đông đảo lực lượng lao động ở nhiều độ tuổi, khơi thông được tiềm năng sẵn có của làng nghề như khơi dậy văn hóa làng quê trong mỗi con người để giữ nghề và phát triển nghề, thu hút con em họ trở về chung tay đóng góp xây dựng quê hương.

2. Xây dựng hệ thống chính sách.

Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách;

+ khuyến khích phát triển, thu hút thợ giỏi, nghệ nhân và lao động có kỹ thuật cao tham gia sản xuất phát triển làng nghề:

+ Giao đất, hợp đồng cho thuê đất để mở rộng qui mô phát triển làng nghề;

+ Tạo điều kiện về nguồn vốn với lãi suất ưu đãi hỗ trợ phát triển các sản phẩm của làng nghề;

+ Hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất;

+ Thực hiện tốt việc mở rộng thị trường thông qua xúc tiến thương mại, hội trợ triển lãm, hội thảo … giúp cho việc tiếp cận thông tin về hoạt động của các làng nghề và sản phẩm nghề truyền thống;

+ Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp thì mới bảo đảm cho làng nghề phát triển.

3. Đào tạo nguồn nhân lực.

Trước tiên phải xác định mức độ, tốc độ phát triển của các làng nghề và các sản phẩm truyền thống của mỗi làng nghề để xây dựng kế hoạch đào tạo cho hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn và nhu cầu thị trường.

Để làm tốt vấn đề đó chúng ta xác định theo 3 cấp độ sau:

+ Đào tạo cho những lao động phổ thông chưa biết nghề để họ có ít nhất một nghề thông thạo;

+ Bổ sung kiến thức, kỹ năng mới cho những người có nghề nhưng tay nghề chưa đủ mức thành thạo, để họ trở thành thợ giỏi;

+ Bổ túc kiến thức khoa học, công nghệ mới cho nghệ nhân để những người này cập nhật được những kiến thức, công nghệ mới.

Trên cơ sở 3 cấp độ trên để xây dựng chương trình đào tạo chuẩn bậc trình độ Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề theo mô đun môn học, làm cơ sở cho việc cấp chứng chỉ, cấp bằng chính qui cho người học.

Do đó cần có những chương trình, giáo trình phù hợp, những phương pháp dạy nghề linh hoạt có thể theo công đoạn và mức độ theo 3 cấp độ trên như đào tạo tại xưởng và cơ sở sản xuất tại các làng nghề hoặc tại cơ sở đào tạo cho những người có trình độ tay nghề cao hơn như áp dụng khoa học, công nghệ, bổ trợ kỹ năng tay nghề…

4. Mô hình đào tạo với giải quyết việc làm;

Trên cơ sở các cấp độ đào tạo áp dụng cho các làng nghề, vấn đề xác định các mô hình đào tạo cũng rất quan trọng, vì phải dựa trên nền tảng qui hoạch phát triển mô hình trường nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, đây là do mô hình trường có đặc thù cao (xác định như một máy chủ cho đào tạo nghề truyền thống), đã được chính phủ cho phép các địa phương có nhiều làng nghề thành lập trường, nằm trong hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quốc gia. Từ đó để qui tụ và định ra mỗi cấp độ và phân định trình độ bằng cấp thay cho các bậc thợ như hiện nay, giúp cho việc áp dụng các mô hình đào tạo gắn với tạo việc làm có hiệu quả hơn. Hiện nay Nhà trường đang nghiên cứu và đưa ra áp dụng bước đầu giúp cho việc tuyển sinh với tạo việc làm một số mô hình sau:

- Mô hình 1: Đào tạo nghề tổ chức việc làm để xây dựng làng nghề mới áp dụng cho những địa phương thiếu ruộng đất, có nhiều lao động nhưng thiếu việc làm, chính quyền địa phương có nhu cầu qui hoạch hình thành làng nghề mới. Sau khi tốt nghiệp, học viên về địa phương hành nghề dần dần hình thành làng nghề mới.

- Mô hình 2: Đào tạo nghề, tổ chức việc làm kết hợp phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương. Đây là mô hình được áp dụng đối với các nghề đào tạo gắn với nguyên liệu địa phương, giao cho đơn vị có khả năng tổ chức, xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức đào tạo và bao tiêu sản phẩm; học viên là lao động trong vùng quy hoạch trồng nguyên liệu.

            - Mô hình 3: Đào tạo nghề, tổ chức việc làm cho lao động nông thôn để duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống. Đây là mô hình áp dụng cho các làng nghề hiện có; địa phương có lao động nhưng chưa có nghề, không có việc làm hoặc ít việc làm, lại đang có nguyện vọng học nghề để có việc làm ngay tại địa phương. Ưu tiên tổ chức dạy những nghề truyền thống đang phát triển hoặc có triển vọng phát triển bền vững.

       Qua 3 cấp độ đào tạo và 3 mô hình trên việc đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tính đặc thù này cần phải tiếp tục được quan tâm hơn, cụ thể là trường Trung cấp nghề Kinh thế - Kỹ thuật và Thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành là một trong 07 trường trọng điểm theo Quyết định 1956 của Thủ tướng chính phủ, trong thời gian qua hoạt động đào tạo của nhà trường đã bắt kịp với thị trường lao động thuộc các làng nghề truyền thống như nghề Đúc dát đồng - Đào Viên, Kỹ thuật điêu khắc gỗ - Hoài Thượng, Kỹ thuật làm đậu - Trà Lâm, Kỹ thuật làm tương- Đình Tổ… và nhiều các ngành nghề truyền thống khác đang được nhà trường phối hợp với các cơ sở nơi có các làng nghề truyền thống, từng bước khơi dậy.

Cụ thể trong những năm qua mặc dù việc đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên còn rất khiêm tốn, nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động của mình. Song với quyết tâm và phương châm: đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng hộ, bám, nắm các nhu cầu nguyện vọng của lao động tại các làng nghề để xây dựng nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với mỗi ngành nghề. Đồng thời đã tổ chức rà soát, tuyển sinh và mở lớp đào tạo tại các làng nghề. Kể từ khi nhà trường thành lập và đi vào hoạt động đến nay, đã tổ chức mở 42 lớp đào tạo cho 1359 lao động, trong đó:

            - Nghề Đúc dát đồng: 04 lớp với 125 học viên, đạt tỉ lệ  9.2%

            - Nghề kỹ thuật điêu khắc gỗ: 01 lớp với  30 học viên, đạt tỉ lệ 2.2%

            - Nghề kỹ thuật làm đậu: 04 lớp với 120 học viên, đạt tỉ lệ 8.8%

            - Nghề kỹ thuật làm tương: 02 lớp với 60 học viên, đạt tỉ lệ  4.4%

            - Nghề thủ công xuất khẩu: 21 lớp với  714 học viên, đạt tỉ lệ  52.5%

            - Nghề mây tre đan : 03 lớp với 90 học viên, đạt tỉ lệ  6.6%

            - Kỹ thuật chăn nuôi gà Hồ: 01 lớp với 30 học viên, đạt tỉ lệ 2.2%

            - Gò thúc tranh đồng mỹ thuật: 02 lớp với 70 học viên, đạt tỉ lệ 5.2%.

Tổ chức 05 lớp khởi sự doanh nghiệp với 150 học viên

Tổ chức 02 lớp quản trị doanh nghiệp với 60 học viên

        Các đối tượng tham gia các khóa học cơ bản là lao động phổ thông, chủ cơ sở sản xuất, chủ hộ kinh doanh tại các làng nghề, Thuộc các huyện phía nam Đuống (Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành), do biết kết hợp đào tạo gắn với  lồng ghép các nội dung chương trình đào tạo nhà trường, các mô hình, các cấp độ trên nên khi ra trường học sinh đều có việc làm chiếm trên 85% trở lên, mức độ thu nhập bình quân 4 – 5 triệu đồng/lao động/tháng, một số tự lập nghiệp mở rộng qui mô sản xuất tại quê hương, tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Nhiều làng nghề được đánh thức, khơi dậy và đi vào phát triển thành sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường như: Nghề Đúc dát đồng – thôn Đào Viên, xã Nguyệt Đức; Nghề Đậu gù – Thôn Trà Lâm xã Trí Quả, Nghề Tương Đình Tổ - xã Đình Tổ, Nghề Điêu khắc gỗ - Thôn Bình Cầu, xã Hoài Thượng, Huyện Thuận Thành vv… và một số nghề ở một số cơ sở khác.

5. Thực hiện việc lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia

Xây dựng mô hình nông thôn mới nhằm tận dụng sự hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác trong việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực cho làng có nghề truyền thống, cùng lúc giải quyết hai vấn đề: Đào tạo gắn với giải quyết việc làm tại cơ sở.

III. Đề xuất, kiến nghị:

1- Đề nghị UBND tỉnh giao cho các sở liên quan thực hiện nhiệm vụ quy hoạch phát triển làng nghề được lồng ghép với xây dựng nông thôn mới để bảo huy động các nguồn lực và hoàn thiện tiêu chí làng nghề, khắc phục những bất cặp không đồng bộ của một làng nghề truyền thống.

2- Thực hiện việc các chính sách khuyến khích thu hút các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia phát triển nghề truyền thống tại các làng nghề. Thường xuyên khuyến khich tổ chức các cuộc thi sát hạch tuyển chọn đội ngũ thợ giỏi để đào tạo bồi dưỡng phong tặng các danh hiệu nghệ nhân cho các làng nghề, đây là nội dung quan trọng phát triển nguồn nhân lực làng nghề.  

3- Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất như; phòng lớp học, các công trình phụ trợ Nhà trường  đã được các cấp phê duyệt qui hoạch  giai đoạn 2010- 2015  và đến năm 2020.

Đặc biệt cho ba nghề trọng điểm cấp quốc gia của nhà trường đã được ban hành tại quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 27/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh & Xã hội giai đoạn 2018-2020 đến 2025.

Với tình hình thực trạng nêu trên và những giải pháp Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm tại các làng nghề truyền thống của nhà trường mà tôi vừa nêu tại bài tham luận này để Hội nghị tham khảo. Nếu như các giải pháp trên được sự quan tâm và chỉ đạo đồng bộ và kịp thời của các cấp chính quyền, chắc chắn rằng các nghề tại các làng nghề truyền thống sẽ phát triển bền vững và đem lại hiệu quả đa chiều, góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội và hoàn thành được mục tiêu bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống xứ Kinh Bắc, Bắc Ninh của chúng ta.

Xin trân trọng cảm ơn./.


Thông tin mới

Video clip

JW Player goes here

Hỗ Trợ Online

    Yahoo:

    https://www.facebook.com/thuanthanh.daynghe
    Skype:
    My status
    Zalo:0976685119
    Hotline:
    0986989818

    0912615330

Hoạt động nổi bật

Thống Kê

  • Tổng số danh mục: 55
  • Tổng trang tin: 169
  • Tổng số truy cập: 2357042
  • Tổng số trang xem: 2446074