Danh mục

Tìm Kiếm

tin tức

Hoạt động nổi bật

Bạn đang ở : Trang chủ » Danh mục


TÀI LIỆU » Tham Luận công tác nghề 2011-2015




THÔNG TIN CHI TIẾT
2

    UBND HUYỆN THUẬN THÀNH                                               CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ                                                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
   KT-KT &TCMN TRUYỀN THỐNG
           THUẬN THÀNH
_______________________________
         Số: 26 /BC- TCN   


      
        Thuận Thành, ngày 28 tháng 4 năm 2011    

BÁO CÁO THAM LUẬN
Về công tác đào tạo nghề giai đoạn 2011-2015

I. TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG HUYỆN THUẬN THÀNH GIAI ĐOẠN 2005-2010
1. Điều kiện tự nhiên
    Huyện Thuận Thành nằm phía nam sông Đuống, trực thuộc tỉnh Bắc Ninh, giáp 2 huyện Gia Bình và Lương Tài, có trung tâm huyện lỵ tại Thị trấn Hồ cách Bắc Ninh 15 km, cách thủ đô Hà Nội 25 km, có quốc lộ 38 và 3 tuyến đường tỉnh lộ chạy qua. Có diện tích tự nhiên là 116,4 km2, cơ cấu đất canh tác nông nghiệp chiếm 68%, còn lại là loại đất khác.
2. Điều kiện kinh tế xã hội
Huyện gồm 18 xã, thị trấn với 108 thôn, trong đó chỉ có 5 làng nghề truyền thống ở 5 xã duy trì được đến nay bao gồm: nghề mây tre đan ở thôn Cả Thị trấn hồ, nghề tranh Đông hồ ở Đông Khê xã Song hồ, nghề cá con ở Mão Điền, nghề May màn ở Hoài Thượng, nghề đậu phụ ở Trà Lâm xã Trí Quả, ngoài ra còn có nghề đúc đồng ở Đào Viên xã Nguyệt Đức, nghề gốm luy lâu ở Hà Mãn, nhưng đang bị mai một dần; như vậy còn lại hơn 10 xã với khoảng 100 thôn không có nghề truyền thống, mặt khác theo thống kê số lao động vùng nông thôn là 63.447 người (chiếm 91,38% số lao động trong độ tuổi của toàn huyện) cơ bản nằm trong các khu quy hoạch, các cụm và khu công nghiệp.
 Trong khi đó về cơ cấu kinh tế trong huyện có bước chuyển dịch rõ nét, nông nghiệp từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm tăng bình quân 13,6% năm. Trongđó Công nghiệp xây dựng chiếm 36,1%; Thương mại, dịch vụ chiếm 34,7% tăng 6,2%, Nông lâm thủy sản chiếm 29,2%. Thu nhập  bình quân đầu người năm 2010 đạt 16 triệu đồng tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 huyện Thuận Thành trở thành huyện Công nghiệp. Điều này sẽ đòi hỏi phải có lao động có chuyên môn và tay nghề để làm việc tại các khu công nghiệp.
Với tình hình thực trạng trên cho thấy việc đào tạo nghề,  tạo nghề cho lực lượng lao động tại các vùng nông thôn trên địa bàn huyện đang là nhu cầu cấp thiết của các cấp các ngành liên quan.
Song song với việc đào tạo nghề tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của huyện thì việc tạo nghề, nhân cấy nghề tại các vùng nông thôn trong địa bàn huyện cũng là vấn đề vô cùng cấp thiết. Bởi không phải tất cả các lao động đều có đủ điều kiện và sức khỏe để làm việc được tại các công ty doanh nghiệp. Hơn nữa nếu phát huy được các làng nghề, vùng nghề thì sẽ thu hút được nhiều dạng đối tượng lao động khác nhau tham gia làm việc .
 Do vậy trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương chính sách liên quan đến đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động tại các vùng nông thôn. Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII đã đưa ra Nghị quyết: “chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề, phát huy nghề truyền thống, đẩy mạnh công tác khuyến công, tổ chức thực hiện tốt chương trình phát triển, nhân cấy nghề mới vào các vùng thuần nông, phấn đấu 100% số xã có ít nhất một nghề phi nông nghiệp”.
Như vậy việc nhân cấy nghề mới, phát huy nghề truyền thống trong các làng xã là vấn đề cần phải làm. Thực tế cho thấy, ngành nghề nông thôn có vị trí tất quan trọng. Khi phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm, thu hút lực lượng lao động đáng kể, góp phần xóa đói, giảm nghèo thúc đẩy kinh tế nông thôn, từng bước tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
    Hơn nữa, chúng ta có nhiều mặt thuận lợi khi tạo nghề, nhân cấy nghề cho thôn xã, cụ thể:
- Về mặt chủ quan có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua nhiều chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực đào tạo nghề như hỗ trợ kinh phí cho đào tạo nghề ngắn hạn, ưu tiên các đối tượng chính sách và người dân bị thu hồi đất canh tác, …
- Về mặt khách quan chúng ta có lực lượng lao động đông đảo tại các vùng nông thôn cần được học nghề, tạo nghề để gây dựng cuộc sống.
+ Có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.
+Hiện tại chúng ta có các nghề truyền thống tại các thôn xã, làm cơ sở để chúng ta nhân rộng ra tới các thôn xã khác chưa có nghề
+ Theo quy hoạch của Nhà nước, huyện ta sẽ có 3 cụm công nghiệp là Hà Mãn, Xuân Lâm, Thanh Khương, và 2 khu công nghiệp vừa và nhỏ. Đây là sự thuận lợi đối với các lao động sau khi đào tạo nghề.
Ngoài ra chúng ta có các trường nghề đặt trên địa bàn huyện làm cầu nối giữa lao động học nghề và đơn vị sử dụng lao động sau học nghề. Đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi trong việc thực hiện tạo nghề, nhân cấy nghề tại các vùng nông thôn.
Tuy nhiên bên cạnh thuận lợi thì còn có những trở ngại khi tạo nghề, nhân cấy nghề cho người lao động tại vùng nông thôn, bởi hiện trạng các làng nghề nông thôn còn có những tồn tại  sau:
     - Tổ chức sản xuất tại các làng nghề còn phân tán: Việc tổ chức sản xuất phụ thuộc vào trình độ tay nghề của từng người trong gia đình, quy mô nhỏ, khép kín. Tính tư hữu, bảo thủ nghề của từng gia đình, dòng họ được ưa chuộng hơn là việc tổ chức, phân công hợp tác sản xuất. Sự thiếu liên kết về tổ chức, kinh tế (vốn đầu tư), công nghệ kỹ thuật đã hạn chế khả năng phát triển.
- Trình độ quản lý, tay nghề lao động kém: Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản lý của của chủ hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn còn hạn chế, phần lớn chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về quản trị kinh doanh cũng như chưa hiểu biết kỹ pháp luật và chính sách liên quan tới các hoạt động kinh tế. Lao động trong các cơ sở ngành nghề nông thôn nhìn chung có trình độ văn hóa, tay nghề và trình độ thẩm mỹ không cao. Phần lớn lao động được học nghề qua lối truyền nghề và kèm cặp trong sản xuất; rất ít được học qua các trường dạy nghề chính quy.
- Khả năng tiếp cận thị trường cũng hạn chế: Cơ sở ngành nghề nông thôn ít có cơ hội tham gia xuất khẩu trực tiếp, thường phải qua nhiều khâu trung gian nên không nắm bắt đầy đủ yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả. Mặt khác, chưa có một hệ thống hỗ trợ của Nhà nước để tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước (cung cấp các thông tin về nhu cầu, chủng loại, mẫu mã, giá cả và thị hiếu người tiêu dùng).
- Môi trường bị ô nhiễm: Từ những hạn chế về công nghệ, thiết bị, mặt bằng sản xuất, trình độ quản lý… và không có sự quan tâm đến các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nên đa số cơ sở trong quá trình sản xuất đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường (các cơ sở làm tranh Đông hồ, chế biến hải sản, đúc kim loại…) gây ô nhiễm không khí, nguồn nước.
- Cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh: Là một cản trở lớn cho việc phát triển ngành nghề nông thôn nói riêng và phát triển nông thôn nói chung. Nhìn chung, các cơ sở ngành nghề thường khó khăn về mặt bằng (nhà xưởng) sản xuất, tình trạng phổ biến là sử dụng ngay trong nhà ở làm nhà xưởng sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc có sử dụng thiết bị, hóa chất đó làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề; các điều kiện hạ tầng khác cũng nhiều hạn chế.
- Chính sách cũng bất cập: Chính sách trợ giúp ngành nghề nông thôn phát triển cũng nhiều bất cập, chưa thật sự tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nảy sinh trong thực tế sản xuất.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015
1. Mục tiêu
 Phát triển kinh tế toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xậy dựng và dịch vụ. Xây dựng nghề và làng nghề để trở thành cộng đồng nông thôn mới theo phương hướng phát triển toàn diện, chú trọng đến việc đưa ngành nghề tiểu thủ công công nghiệp phát triển mạnh, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu thu nhập của làng nghề theo hướng CNH-HĐH, dân chủ hóa, hợp tác hóa. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13-14%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 55%, hàng năm tạo việc làm cho 3000-3500 lao động.
2. Nhiệm vụ
     Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuấ hàng hóa, giá trị cao. Các hợp tác xã nông nghiệp chuyển sang kinh doanh tổng hợp. Phát triển và mở rộng quy mô trang trại, tạo điều kiện hình thành và phát triển công ty cổ phần nông nghiệp. Xây dựng nông thôn đạt chuẩn quốc gia.
    Tập trung giải phóng mặt bằng, xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ.
    Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ. Giữ gìn và phát triển nghề truyền thống vốn có, gắn đào tạo nghề với phát triển và nhân cấy nghề mới tại các vùng thôn xã.
Thường xuyên rà soát, nắm bắt tình hình phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện.
 Xây dựng các dự án phát triển nghề và làng nghề. Xây dựng và thực hiện chương trình cải thiện môi trường làng nghề; tăng cường năng lực quản lý làng nghề; đặc biệt chú trọng đến nghề tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ xây dựng hệ thống thông tin về sản phẩm làng nghề; thúc đẩy phát triển toàn diện theo nhóm sản phẩm; chú trọng bảo tồn giá trị truyền thống sản phẩm.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
- Về cơ chế chính sách:
Cần đổi mới các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. Trước mắt, đề nghị các cấp, các ngành thực hiện tốt các chính sách hiện hành như chính sách đất đai, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng và thuế, chính sách lao động và đào tạo…
- Về kinh tế xã hội:
+ Tiếp tục thu hút đầu tư, tập trung phát triển các khu thương mại, dịch vụ; khẩn trương lập quy hoạch các thị tứ, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Khuyến khích phát triển, đa dạng hóa các loại hỡnh dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Tăng cường thu hút đầu tư, tập trung phát triển công nghiệp, ngành nghề, làng nghề truyền thống .
+ Phỏt triển cụng nghiệp phải gắn quy hoạch ngành với quy hoạch vựng, lónh thổ. Từng bước hỡnh thành cỏc ngành cụng nghiệp mũi nhọn như công nghiệp chế biến, may mặc…Chỳ trọng phục hồi, phỏt triển cỏc làng nghề truyền thống, làng nghề mới, tạo ra sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định và không gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
+ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn: Đây là giải pháp có hiệu quả, vốn đầu tư ít mà lại giải quyết được nhiều lao động, đồng thời có thể tranh thủ nhanh được công nghệ hiện đại và thích hợp. Các doanh nghiệp này làm đầu mối hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho các hộ làng nghề phát triển.
+ Kiện toàn và phát triển các làng nghề: giải quyết tốt các vấn đề về môi trường của các làng nghề trong quá trình phát triển. Xây dựng phát triển làng nghề mới gắn với quy hoạch nông thôn. Các địa phương cần chủ động lập các dự án đầu tư xây dựng các làng nghề mới. Xác định sản phẩm truyền thống, sản phẩm chính của làng nghề, kết hợp với các ngành công nghiệp hình thành sự phân công theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa, giải quyết tốt các vấn đề về môi trường của các làng nghề trong quá trình phát triển. Lựa chọn, bồi dưỡng, hỗ trợ một số hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, năng động làm nòng cốt nhằm thu hút lao động nhàn rỗi trong địa phương, dần hình thành các cụm, điểm sản xuất tiểu thủ công nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh năng động.
+ Về thị trường: Khai thác, phát triển thị trường, chú ý các thị trường có triển vọng; hình thành trung tâm khuyến công hỗ trợ tích cực cho phát triển nghề và làng nghề; tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm các SP làng nghề, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; xúc tiến thương mại thông qua việc giới thiệu sản phẩm ở nhiều kênh thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng Internet.
- Đào tạo nguồn nhân lực:
 Đối với lao động chưa có nghề thợ đào tạo theo hình thức truyền nghề, kèm cặp tại nơi sản xuất; đối với lao động đã có nghề, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức theo hình thức tập huấn ngắn ngày tại các cơ sở dạy nghề công lập của địa phương; kiện toàn hệ thống đào tạo; khuyến khích hình thành các cơ sở đào tạo nghề tại nơi sản xuất, đào tạo dạy nghề cho người lao động ở nông thôn; bồi dưỡng để trở thành nghệ nhân, thợ giỏi, vì đây là một giải pháp quan trọng trong việc phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện nói chung và từng cơ sở nói riêng, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, ổn định an ninh chính trị trên địa bàn.
Có thể nói, phát triển vững chắc ngành nghề ở nông thôn là con đường đúng đắn để nâng cao đời sống của người nông dân theo hướng “ly nông bất ly hương”, hạn chế di dân tự do ra thành thị, xây dựng nông thôn có đời sống vật chất và văn hóa tinh thần đầy đủ. Hiện trạng ngành nghề nông thôn còn nhỏ bé song tiềm năng rất lớn, nếu được tạo điều kiện thuận lợi bằng các chính sách đồng bộ và các giải pháp tích cực, ngành nghề nông thôn sẽ phát triển mạnh mẽ, góp phần thiết thực trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện ta.
Nơi nhận:                                                                                                HIỆU TRƯỞNG
- Phòng công thương;                                                                                        (Đã ký)
- Lưu VT..



Thông tin mới

Video clip

JW Player goes here

Hỗ Trợ Online

    Yahoo:

    https://www.facebook.com/thuanthanh.daynghe
    Skype:
    My status
    Zalo:0976685119
    Hotline:
    0986989818

    0912615330

Hoạt động nổi bật

Thống Kê

  • Tổng số danh mục: 59
  • Tổng trang tin: 228
  • Tổng số truy cập: 2314318
  • Tổng số trang xem: 2400740