LỊCH SỬ HÌNH THÀNH » Báo Cáo Tổng Kết 5 Năm...

I- TÌNH HÌNH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ:
1. Đặc điểm tình hình:
Trung tâm dạy nghề huyện Thuận Thành được thành lập theo Quyết định số 20/QĐ-UB ngày 27/2/2004 của UBND tỉnh Bắc Ninh, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện và chịu sự quản lí trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh, có 8 chức năng nhiệm vụ và đào tạo 7 nghề chưa kể lĩnh vực được liên kết đào tạo. Trung tâm chính thức làm lễ ra mắt và đi vào hoạt động từ ngày 18/6/2004 với 1 cán bộ trong biên chế, 1 lao động hợp đồng, cơ sở vật chất từ năm 2004-2008 được tiếp quản toàn bộ khu nhà làm việc của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên gồm 3 phòng làm việc, 2 phòng học, 3 phòng học thực hành, toàn bộ là nhà cấp 4 đã xuống cấp trên khuôn viên diện tích đất mặt bằng 760m2, đến đầu năm 2009 chuyển sang địa điểm mới (thuộc khu nhà làm việc UBND huyện cũ) gồm 5 phòng làm việc, 2 phòng học lý thuyết, 4 phòng học thực hành.Với tình hình nêu trên, Trung tâm dạy nghề đã tranh thủ sự lãnh đạo của Huyện uỷ - UBND huyện, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh, sự giúp đỡ của các ban ngành tỉnh đã xây dựng kế hoạch kiện toàn tổ chức và biên chế; xây dựng qui chế hoạt động; tu sửa nâng cấp cơ sở vật chất hiện có; xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề theo chức năng nhiệm vụ được giao.
2. Công tác tham mưu và phối hợp:
Nhằm thực hiện kịp thời nhiệm vụ được giao, ngay từ khi thành lập đơn vị đã xây dựng chương trình phối hợp với các ngành, đoàn thể, các xã thị trấn trên địa bàn huyện và các đơn vị dạy nghề trong và ngoài tỉnh theo từng năm và cả giai đoạn
Đơn vị đã xây dựng phương án tu sửa cơ sở vật chất khu Trung tâm giáo dục thường xuyên, khu nhà làm việc UBND huyện cũ để đảm bảo các điều kiện khi mở lớp đào tạo.Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung và huyện nhà nói riêng để góp phần nâng cao chất nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, đơn vị đã tham mưu đề xuất xây dựng đề án nâng cao năng lực trung tâm dạy nghề huyện giai đoạn 2007-2010 và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 762/QĐ-UB ngày 07/6/2007.Thực hiện lộ trình đề án trên, đầu năm 2009 đơn vị tham mưu đề xuất xây dựng đề án nâng cấp Trung tâm lên thành trường Trung cấp nghề kinh tế- kỹ thuật Thuận Thành và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số1756/QĐ-UBND ngày 25/11/2009.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
1.Kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế:
Xây dựng qui chế hoạt động:Ngay sau khi ổn định tổ chức bộ máy biên chế Trung tâm dạy nghề đã bám sát nội dung Quyết định số 776/2001/QĐ-Bộ LĐTB-XH ngày 9/8/2001, Quyết định số 13/2007/QĐ-Bộ LĐTB-XH ngày 14/5/2007 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm dạy nghề, tranh thủ hướng dẫn chỉ đạo của Sở Nội vụ, Sở LĐ-TB&XH xây dựng qui chế hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Xây dựng các quy định về chức năng nhiệm vụ các phòng chuyên môn; xây dựng các qui định chức trách nhiệm vụ cho từng thành viên; qui định giao ban, chế độ hội họp thường kỳ theo tuần, tháng, quý; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ...
Trong quá trình hoạt động từng cán bộ viên chức và giáo viên, đã phát huy tốt quy chế dân chủ, tinh thần đoàn kết và nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ.
Kiện toàn tổ chức: Để sớm đi vào hoạt động đơn vị tham mưu đề xuất UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng, kiện toàn tổ chức bộ máy và điều động cán bộ viên chức, hợp đồng về làm việc tại đơn vị. Đến tháng 10/2009 đơn vị có 5 cán bộ giáo viên trong biên chế (1giám đốc, 1phó giám đốc, 1cán bộ, 2giáo viên), 14 cán bộ giáo viên hợp đồng và hợp đồng thỉnh giảng.Trình độ và chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên : Đại học chiếm 53%, còn lại là cao đẳng, trung cấp và nghệ nhân chiếm 47%.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên:Nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hàng năm đơn vị đã tổ chức tuyển dụng và hợp đồng thỉnh giảng giáo viên đều đảm bảo chuẩn và trên chuẩn theo quy định. Cán bộ giáo viên đều được bố trí và phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, năng lực chuyên môn.Đơn vị luôn coi trọng việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ viên chức, trong thời gian qua đã cử : 01 đ/c đào tạo thạc sỹ, 2 đ/c đào tạo trung cấp lý luận chính trị, 01 giáo viên đào tạo cao đẳng lên đại học.Tổ chức cho cán bộ giáo viên đi thăm quan học tập các mô hình, loại hình trường đào tạo nghề ở trong và ngoài tỉnh, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tham dự các lớp tập huấn nghiệp vụ theo yêu cầu của tỉnh và tổng cục dạy nghề. Nhìn chung công tác tổ chức và cán bộ của đơn vị từng bước ổn định và hoạt động có nề nếp đáp ứng nhiệm vụ được giao.
2. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề:
Ngay từ những ngày vào hoạt động, đơn vị đã chủ động tham mưu giúp UBND huyện xây mới và tu sửa cơ sở vật chất phòng học, nhà xưởng: đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khu nhà làm việc, phòng học lý thuyết, xưởng thực hành và các công trình phụ trợ, từ năm 2004-2009 với kinh phí 615.023.700đ. Đến nay 5 xưởng thiết bị: May và thiết kế thời trang, Hàn công nghệ cao, Điện dân dụng, điện lạnh, phòng dạy Tin học đã lắp đặt xong và phục vụ kịp thời công tác đào tạo nghề cho lao động.
Là đơn vị trọng điểm của Bộ LĐ-TB&XH thụ hưởng nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia về đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề giai đoạn 2004-2010. Với tổng đầu tư 5 xưởng thiết bị đào tạo các nghề và trang thiết bị giảng dạy của giáo viên với giá trị 2.409.848.000đ, số thiết bị đã được tiếp nhận theo đúng thủ tục và các chế độ nguyên tắc qui định của Nhà nước, đồng thời từng bước được đưa vào khai thác sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.Đơn vị tích cực tham mưu đề xuất và tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí của các cấp cho công tác đào tạo nghề: từ 2004-2009 tổng kinh phí là 1.678.440.000đ trong đó ngân sách huyện 170.000.000đ chiếm 10,1%, ngân sách TW 1.517.440.000đ chiếm 89,9%.Việc sử dụng kinh phí phục vụ công tác đào tạo đều thực hiện đúng hướng dẫn chỉ đạo của Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh và Thông tư số 65/2004/TTLT/BTC- BLĐTB-XH, ngày 02/7/2004, Thông tư số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH, ngày 19/01/2006 hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.
Trong các năm 2006-2009 Trung tâm được đón tiếp các đoàn Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Sở LĐTB-XH, Sở tài chính Bắc Ninh, Ban văn hoá-XH của HĐND huyện, tỉnh kiểm tra giám sát các hoạt động dạy nghề với các nội dung sử dụng nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu, kinh phí dự án đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo của Trung tâm. Kết luận của đoàn đều đảm bảo đúng chế độ và nguyên tắc theo qui định, sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả. Thông qua đánh giá kết luận của đoàn thanh tra đã giúp cho đơn vị bổ sung hoàn chỉnh nội dung quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định về công tác quản lí và sử dụng kinh phí đảm bảo chặt chẽ, dân chủ, đúng nguyên tắc.
3.Kết quả đào tạo nghề:
Xây dựng nội dung chương trình đào tạo:Ngoài nội dung chương trình các nghề Sở LĐ-TB&XH ban hành, trên cơ sở nhu cầu đào tạo của lao động trên địa bàn huyện, đơn vị chủ động biên soạn chương trình bài giảng chi tiết cho 4 nghề gồm: May và thiết kế thời trang, Kỹ thuật chăn nuôi thú y, Kỹ thuật trồng trọt, Tin học văn phòng, với tổng kinh phí 102.000.000đ
Kết quả khai giảng mở lớp đào tạo:
Mặc dù trong điều kiện cơ sở vật chất phòng, lớp học còn hạn chế, ngay từ khi ra mắt Trung tâm đã khắc phục khó khăn từng bước ổn định, tu sửa cơ sở vật chất với việc tổ chức tuyển sinh và mở lớp đào tạo với hình thức mở tại Trung tâm, tại xã thị trấn hoặc tại doanh nghiệp.
Trong 5 năm đơn vị đã tuyển sinh đào tạo và liên kết đào tạo cho 4946 lao động, trong đó đơn vị trực tiếp đào tạo và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho 2762 lao động. Liên kết đào tạo cho 2184 lao động, gồm các lớp đào tạo nâng cao năng lực cho chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất; lao động làm nghề truyền thống (có biểu tổng hợp đính kèm) ...
Chất lượng đào tạo:
Nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo đơn vị luôn bám sát chương trình nội dung đào tạo và quy định hướng dẫn Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh xét tuyển đúng đối tượng: Số lao động có trình độ học vấn THCS chiếm 74,0%, THPT chiếm 26,0%; về giới tính lao động nữ chiếm 69,6%, lao động nam chiếm 30,4%; về độ tuổi lao động từ 15-35 tuổi chiếm 48,9%, lao động từ 36-50 tuổi chiếm 41,8%, lao động trên 50 tuổi chiếm 9,3%; về cơ cấu ngành nghề: công nghiệp chiếm 40,5%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 29,1%, còn lại là Kỹ thuật nông nghiệp chiếm 30,4%.
Trong quá trình đào tạo nhất là các ngành nghề mở tại cơ sở, đơn vị luôn phối hợp chặt chẽ với cơ sở tuyển sinh mở lớp, thành lập ban chỉ đạo lớp học chuẩn bị các điều kiện đào tạo và làm tốt công tác tổ chức quản lý lớp học.
Về chất lượng đào tạo: loại khá giỏi trở lên chiếm 69,6%, loại TB 30,4%.
Từ kết quả trên cho thấy chất lượng đào tạo từng bước được khẳng định. Nhìn chung qua quá trình tổ chức dạy nghề, đơn vị luôn bám sát nội dung chương trình Sở LĐ-TB&XH ban hành, đồng thời gắn liền với nhu cầu thực tiễn từng cơ sở để có phương pháp giảng dạy thích hợp giúp cho lao động vận dụng vào thực tế mô hình sản xuất ngành nghề của mỗi gia đình. Đặc biệt đào tạo nghề phục vụ các khu, cụm công nghiệp và doanh nghiệp. Qua khảo sát số làm tại các công ty xí nghiệp chiếm 24,6%; số mở cửa hàng, cửa hiệu và mở rộng quy mô sản xuất chiếm75,4%. Đối với nghề may đã tạo cho lao động luôn có ý thức nghề nghiệp tác phong công nghiệp, nhất là thực hiện an toàn trong làm việc và sản xuất tại cơ sở qua theo dõi và tổng hợp số lao động học nghề may cơ bản đều được các doanh nghiệp đánh giá có tay nghề vững mức lương thu nhập từ 900.000đ/tháng trở lên. Một số lao động đã tự mở xưởng may nên đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động khác. Số lao động học nghề Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt đều đã hành nghề tại địa phương đã mạnh dạn mở rộng qui mô sản xuất hình thành mô hình kinh tế trang trại góp phần ổn định tạo việc làm cho nhiều lao động khác, thúc đẩy phát triển kinh tế của gia đình và địa phương.
Công tác giáo vụ và quản lí chứng chỉ nghề:
Đơn vị luôn chú trọng quy chế chuyên môn, thực hiện đúng hướng dẫn Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh, sử dụng hệ thống sổ sách theo Quyết định số 830/QĐ-LĐTBXH ngày 20/7/1999 và Quyết định số 62/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2008 Bộ LĐ-TB& XH ban hành. Tổ chức cán bộ giáo viên hàng năm mở chuyên đề để nghiên cứu thực hiện theo quy định, ghi chép, cập nhật thường xuyên, đảm bảo sự thống nhất và lưu trữ hồ sơ có hệ thống.
Công tác quản lí và cấp chứng chỉ nghề đảm bảo đúng quy định. Việc ghi chép trong các hồ sơ luôn chính xác khoa học và lưu trữ đầy đủ.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CẦN KHẮC PHỤC:
1. Ưu điểm:
Lãnh đạo và cán bộ viên chức trong đơn vị luôn xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ được giao, tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của HU-UBND huyện, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn. Chủ động bám sát nhiệm vụ và kế hoạch công tác hàng năm của cấp trên giao để tổ chức triển khai và thực hiện.
Công tác điều hành và chỉ đạo chuyên môn: duy trì tốt qui chế hoạt động của đơn vị, thực hiện đúng qui chế chuyên môn và các nội qui, qui định phát huy dân chủ trong cán bộ, giáo viên giúp cho công tác quản lý điều hành được chủ động và chặt chẽ hơn.Việc quản lý nội dung chương trình các ngành nghề luôn được gắn với nội dung của từng tháng, quí, năm, quản lí chặt chẽ nề nếp trong giảng dạy, học tập của giáo viên và học viên.
Kết quả đào tạo: số lao động qua đào tạo khi ra trường đã được thị trường lao động chấp nhận. Nhiều lao động đã tự lập nghiệp như: mở xưởng, mở rộng quy mô sản xuất, lập trang trại tạo việc làm tăng thu nhập cho gia đình và địa phương. Đơn vị từng bước được sự ủng hộ và đặt niềm tin của nhân dân trên địa bàn huyện.
Với kết quả đạt được, qua các năm đơn vị đều được UBND huyện, Sở LĐ-TB&XH, UBND tỉnh biểu dương khen thưởng, năm 2008 được UBND tỉnh Bắc Ninh tặng đơn vị lá cờ đầu thi đua xuất sắc công tác đào tạo nghề trong toàn Tỉnh. Những thành tích trên, nhiều cơ quan ban ngành và cơ sở đã tham gia tích cực công tác đào tạo nghề như : Hội LHPN huyện, Hội phụ nữ xã An Bình, đoàn Thanh niên xã Trí Quả, Đình Tổ, Ninh Xá, và nhiều đơn vị khác.
2. Khó khăn và nhược điểm:
Tuy nhiên còn một số nội dung cần khắc phục sau: Công tác tuyển sinh đào tạo mới chỉ dừng lại ở một số ngành, lĩnh vực dễ làm, phù hợp với lao động tại chỗ vùng nông thôn và khả năng thẩm quyền của đơn vị được giao
Phòng học, nhà xưởng còn thiếu so với nhu cầu mở lớp tại Trung tâm
Đội ngũ giáo viên cơ hữu còn bất cập giữa trình độ và nghề đào tạo chưa đáp ứng được các nghề đơn vị được cấp phép đào tạo. Tham gia giảng dạy các lớp chủ yếu là giáo viên hợp đồng thỉnh giảng, nên việc chủ động xây dựng kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn
Trong khi sự gia tăng phát triển các cụm, khu công nghiệp ngày một nhiều trên địa bàn huyện. Tỷ lệ lao động nông thôn trên diện chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp chiếm phần lớn, áp lực chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn ngày càng tăng, không những thế đòi hỏi của các doanh nghiệp ở cụm, khu công nghiệp yêu cầu lao động có trình độ tay nghề cao. Đó chính là một thách thức và đòi hỏi sự quan tâm thật sự về mọi mặt với chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm của các cấp. Với việc mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề bậc thợ, giải quyết những bất cập nêu trên, việc nâng cấp Trung tâm dạy nghề huyện Thuận Thành, thành trường Trung cấp nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng sự mong mỏi của nhân dân và sự phát triển của xã hội
Ngày 25/11/2009 UBND tỉnh Bắc Ninh đã chính thức ra quyết định số 1756/QĐ-UB, cho phép nâng cấp Trung tâm dạy nghề thành trường Trung cấp nghề Kinh tế- Kỹ thuật Thuận Thành. Đây là một phần thưởng, món quà lớn đối với huyện Thuận Thành và những huyện lân cận.
3. Nguyên nhân:Nhận thức:
- Một số cơ quan ban ngành, cấp uỷ và UBND xã, thị trấn nhận thức chưa đầy đủ, chưa thực sự quan tâm đến công tác dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng.
- Tuy một số cơ quan ban ngành, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện và cơ sở đã có nhiều cố gắng, song vai trò trách nhiệm trong tổ chức thực hiện còn chưa đi vào chiều sâu của nhiệm vụ đào tạo nghề với chi hội và hội viên của mình.
- Nhiều lao động nông thôn ở các xã khó khăn, lao động hộ nghèo chưa nhận thức đúng về lợi ích của học nghề nên tham gia học nghề còn ít.
Cơ chế chính sách:
- Học nghề dưới 1 năm: Cơ chế chính sách về dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn được ban hành còn tản mạn, chưa thống nhất dẫn đến sự chồng chéo kém hiệu quả và bất cập như: Bị giới hạn về đối tượng, độ tuổi, thời gian đào tạo, mức hỗ trợ kinh phí đào tạo còn thấp.
- Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề: Đội ngũ cán bộ quản lý còn bất cập về tiêu chuẩn, năng lực, kinh nghiệm, không được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Giáo viên cơ hữu không những hạn chế về chuyên môn mà còn không được bổ sung biên chế kịp thời.
Kinh phí hỗ trợ đầu tư cho đào tạo nghề cơ bản thông qua chương trình dự án đào tạo nghề cho nông dân, ngân sách huyện, xã đầu tư còn rất khiêm tốn. Thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo nghề mới chỉ dừng ở một số cơ sở có kinh tế phát triển, nhìn chung là yếu.
4. Những kinh nghiệm rút ra:
Tổ chức, quản lý:
Mô hình hoạt động Trung tâm dạy nghề cấp huyện trong những năm qua, đã đóng vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm của huyện, giúp lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp ở trong và ngoài huyện; Trong 5 năm qua đã góp phần đào tạo cho 60% lao động so chỉ tiêu đào tạo nghề của toàn huyện hàng năm.
Coi trọng quy chế hoạt động của Trung tâm và các nội quy, quy định cho từng nội dung, từng chức danh cán bộ và giáo viên của đơn vị. Đặc biệt phát huy dân chủ trên mọi lĩnh vực hoạt động của cơ quan, góp phần tạo sự đồng thuận trong thực hiện các nhiệm vụ và sự đoàn kết trong cơ quan.
- Công tác thực hiện các nhiệm vụ:
Luôn chủ động tham mưu đề xuất các biện pháp và thực hiện đồng bộ quy chế phối hợp giữa các cơ quan ban ngành và cơ sở, từ xây dựng chương trình kế hoạch quý, năm. Coi trọng công tác rà soát, nắm bắt nhu cầu và chất lượng nguồn nhân lực từng cơ sở nhất là các xã có cụm và khu công nghiệp. Tuy điều kiện cơ sở vật chất nhà xưởng, thiết bị của Trung tâm dạy nghề cấp huyện còn hạn chế, đòi hỏi phải vận dụng linh hoạt cho từng loại hình đạo tạo, đối tượng đào tạo, để áp dụng cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước phục vụ công tác đào tạo đạt hiệu quả cao.
IV. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ GIAI ĐOẠN 2010-2015
Nhiệm vụ trong thời gian tới trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Thuận Thành mạnh dạn đề xuất mục tiêu nhiệm vụ cụ thể công tác đào tạo nghề giai đoạn 2010-2015 như sau:
1. Mục tiêu:
Mục tiêu chung: Phấn đấu đến năm 2015 đào tạo nghề cho 5000 - 6000 lao động ở trình độ sơ cấp, trung cấp nghề góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra.
Mục tiêu cụ thể: Kiện toàn tổ chức bộ máy đội ngũ cán bộ viên chức theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Bắc Ninh. Bám sát chương trình giải quyết việc làm và đào tạo nghề của UBND huyện, và nhiệm vụ các cấp giao xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và cả giai đoạn góp phần hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Thành lần thứ XX đã đề ra đến năm 2010, lao động qua đào tạo đạt 42,2% so với tổng số lao động. Chỉ tiêu đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn hàng năm đạt từ 700-900 lao động, trong đó hệ Trung cấp từ 250-350LĐ, hệ sơ cấp 450-550LĐ. Hàng năm góp phần đưa tỷ lệ lao động đào tạo nghề đạt 30% so với số lao động được đào tạo. Mở rộng liờn kết với cỏc trường nghề để đào tạo nõng trỡnh độ nghề cho lực lượng lao động từ sơ cấp lờn trung cấp, từ trung cấp lên cao đẳng.
Xây dựng qui mô Trường trung cấp nghề theo đề án được UBND tỉnh phê duyệt.
2. Nhiệm vụ :
- Công tác xây dựng cơ sở vật chất và kiện toàn tổ chức bộ máy đơn vị: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành và tranh thủ sự hướng dẫn chỉ đạo của các ngành tỉnh, chủ động tham mưu đề xuất cho huyện uỷ - UBND huyện sớm ổn định tổ chức bộ máy và biên chế của đơn vị theo lộ trình kế hoạch của đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt, phục vụ nhiệm vụ đào tạo trước mắt, có kế hoạch xây dựng , quy hoạch khu đất mới của trường và triển khai đầu tư xây dựng đơn vị theo quyết định số 1648/QĐ-LĐTBXH ngày 03/12/2009.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2010-2015: Tiếp tục cùng với các cơ quan, ban ngành đoàn thể, các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên ... duy trì tốt chương trình phối hợp hàng năm đã xây dựng. Tổ chức rà soát nắm tình hình chất lượng nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là các cụm và khu công nghiệp trên địa bàn toàn huyện. Đào tạo nghề gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Tăng cường liên kết với các đơn vị dạy nghề các trường chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện và ngoài huyện để đào tạo liên thông các bậc trình độ: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề... Thực hiện tốt giữa cung và cầu trong đào tạo nghề và sử dụng lao động có tay nghề
- Tham mưu cho Huyện uỷ - UBND huyện xây dựng đề án phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Thuận Thành giai đoạn 2010-2015. Trước mắt xây dựng đề án điểm tại xã Song Hồ vào quý I/2010.
3. Biện pháp
Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị :
Đẩy mạnh công tác tham mưu đề xuất với các cấp có thẩm quyền để phê duyệt khu đất mới đẩy mạnh tiến độ tổ chức thực hiện đề án trường trung cấp nghề Kinh tế- Kỹ thuật Thuận Thành đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại quyết định số 1756/QĐ-UBND, ngày 25/11/2009.
Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để bổ sung nâng cấp chuẩn hóa, hiện đại hóa trang thiết bị đào tạo nghề. Xây dựng cơ chế phối hợp tạo điều kiện khai thác tốt thiết bị của các doanh nghiệp trên địa bàn cho đào tạo nghề, đảm bảo đầy đủ cho các khoá học dài hạn và ngắn hạn.
Kiện toàn đội ngũ cán bộ, giáo viên :
Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo số lượng và chất lượng theo kế hoạch phát triển của đơn vị. Xây dựng cơ chế thu hút tuyển chọn đội ngũ cán bộ giáo viên tham gia đào tạo tạo nghề. Đồng thời có quy định khuyến khích cán bộ giáo viên tham gia đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ và đi thực tập tại doanh nghiệp.
Biên soạn chương trình, bài giảng:
Hoàn thiện việc biên soạn nội dung chương trình chi tiết cho 5 nghề đào tạo dài hạn: Công nghệ Hàn; Điện công nghiệp; Điện tử công nghiệp; May và thiết kế thời trang,Tin học và chuẩn bị chương trình cho đào tạo nghề ôtô vào năm 2013
Hoàn thành các bộ chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề cho tất cả các nghề đã được đào tạo ở trình độ trung cấp và các nghề đã được phép đào tạo. Mỗi bộ chương trình có thời gian học trung bình là 3 tháng. Học sinh tốt nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề và được học liên thông lên trung cấp nghề. Biên soạn, bổ sung chỉnh lý nội dung giáo trình dạy nghề nhất là các ngành nghề truyền thống, tiếp thu và ứng dụng cú hiệu quả các giáo trình mà Tổng cục dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH đó biờn soạn, ban hành vào thực tế dạy nghề ở địa phương.
Kinh phí đào tạo:
Tranh thủ nguồn đầu tư từ kinh phí Trung ương để mua sắm, tăng cường trang thiết bị thực hành, kinh phớ dạy nghề cho nông dân. Tích cực tham mưu đề xuất các cấp về kinh phí thực hiện theo đề án được phê duyệt.
Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo nghề:
Tăng cường công tác thông tin đại chúng để các ngành, các cấp, các đoàn thể và nhân dân hiểu rừ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề cho lao động ở nông thôn. Xây dựng quy chế phối hợp với các ngành đoàn thể và các cơ sở đào tạo nghề giữa nhà trường với doanh nghiệp, trường THPT và các cụm khu công nghiệp trên địa bàn huyện.
Thực hiện huy động các nguồn lực phục vụ cho phát triển dạy nghề từ các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và cá nhân, tổ chức quốc tế để xây dựng quỹ đào tạo nghề. Lồng ghộp từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án khác trên địa bàn như kinh phí chương trình khuyến công, khuyến nông...với công tác dạy nghề. Mở rộng cỏc loại hỡnh liên kết đào tạo nghề: Cơ sở Nhà nước, cơ sở ngoài Nhà nước...quan tõm hơn tới việc hướng nghiệp phõn luồng học sinh phổ thụng sau trung học cơ sở và trung học phổ thụng giúp học sinh cú được định hướng về ngành nghề phự hợp với khả năng của bản thõn và yờu cầu của xó hội, cú hiệu quả thiết thực cho bản thõn và gia đình.
Phối hợp với cơ sở dạy nghề tại cỏc doanh nghiệp phỏt triển hỡnh thức kốm cặp, truyền nghề tại cỏc làng nghề trong sản xuất tiểu thủ cụng nghiệp.
4. Kiến nghị
- UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo xây dựng ban hành quy chuẩn Trung tâm dạy nghề cấp huyện (Quy mô diện tích, đội ngũ giáo viên, nội dung hoạt động, cơ sở vật chất...) giúp cho cơ sở chủ động trong việc xây dựng đầu tư phát triển khác phục tình trạng khó khăn như hiện nay đối với các huyện còn lại, có cơ chế chính sách đầu tư kinh phí cho các mô hình đào tạo nghề điểm ở khu vực phía Nam của tỉnh. Hướng dẫn xây dựng quỹ đào tạo nghề để thực hiện tốt xã hội hoá công tác đào tạo nghề.
- Huyện uỷ, UBND huyện quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng hoàn thành thủ tục quy hoạch diện tích đất cho đơn vị theo đề án thành lập Trường mà UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt, nhằm tranh thủ sự đầu tư hỗ trợ của các cấp để phục vụ nhu cầu đào tạo nghề của huyện được kịp thời hơn.
-Tăng cường biên chế đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ hữu đảm bảo kế hoạch thực hiện đề án.
Với những kết quả đã đạt được về công tác đào tạo nghề trong 5 năm qua, Trung tâm dạy nghề huyện rất mong sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự phối kết hợp của các cơ quan, ban ngành và các đơn vị xã, thị trấn, giúp tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong các năm tiếp theo./.