Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Sản phẩm : Kinh nghiệm về xây dựng mô hình điểm

Danh mục

Tìm Kiếm

tin tức

Hoạt động nổi bật

Bạn đang ở : Trang chủ » Danh mục


xây dựng Mô hình điểm » Kinh nghiệm về xây dựng mô hình điểm




THÔNG TIN CHI TIẾT
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỂM VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI CÁC XÃ, THỊ TRẤN
 

Họ và tên: Nguyễn Văn Chế     Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật và Thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành

Đây là đề tài đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh đánh giá và nghiệm thu 27/11/2013 tại văn bản số 546/HĐKHCN-CN tỉnh Bắc Ninh đã được khảo nghiệm và đang được triển khai trên địa bàn huyện Thuận Thành và các huyện bạn.

  Sau đây xin được giới thiệu toàn bộ nội dung của Mô hình:

 

I - ĐẶT VẤN ĐỀ: 

Tiếp tục thực hiện các nội dung giải pháp Quyết định số 1956/CP-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020” từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung trong đó cho lực lượng lao động nông thôn nói riêng góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tạo đà cho mục tiêu công nghiệp hóa mà Đại hội đảng các cấp đã đề ra đến năm 2020. Nhằm thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn nơi mà nguồn nhân lực trẻ tập trung phần lớn. Đồng thời cũng là lợi thế tạo ra nguồn sản phẩm chính cho xã hội. Với chủ trương lớn của đảng và nhà nước về chính sách giành cho lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời từng bước khắc phục những yếu kém lạc hậu theo lối mòn lâu nay như thiếu tính kế hoạch, khoa học trong tư duy lao động sản xuất. Nhằm cụ thể hóa những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước và địa phương  trong công tác lãnh, chỉ đạo điều hành với đặc thù ở từng cơ sở . Bản thân nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình trước cấp ủy, ủy ban nhân dân huyện và ngành dọc cấp trên, cùng tập thể cán bộ nhà trường ngay từ đầu năm kế hoạch tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của các cấp tham mưu đề xuất cho Ban chỉ đạo đào tạo nghề huyện xây dựng kế hoạch cụ thể hóa nội dung các giải pháp chương trình đào tạo nghề của huyện, triển khai trong công tác lãnh, chỉ đạo điều hành với đặc thù ở từng cơ sở. Bản thân nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình trước cấp ủy, ủy ban nhân dân huyện và ngành dọc cấp trên, cùng tập thể cán bộ nhà trường ngay từ đầu năm kế hoạch tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của các cấp tham mưu đề xuất cho Ban chỉ đạo đào tạo nghề huyện xây dựng kế hoạch cụ thể hóa nội dung các giải pháp  chương trình đào tạo nghề của huyện, triển khai xây dựng điểm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở cơ sở xã, thị trấn trên địa bàn, giúp cho Ban chỉ đạo nghề huyện rút kinh nghiệm triển khai diện rộng. 

 

II - NỘI DUNG:

1. Cơ sở lý luận 

Từ khi Quyết định 1956 ban hành, đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn bước đầu có tác động lớn về mặt ý thức cho mỗi cấp ủy, chính quyền ở mỗi cấp bước đầu tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn cụ thể UBND Huyện ban hành chương trình đào tạo nghề với giải quyết việc làm giai đoạn năm 2010-2015. Tuy nhiên quá trình tổ chức triển khai thực hiện cụ thể hóa tới mỗi cơ sở còn nhiều hạn chế, khó khăn nhất là khâu cụ thể hóa các nhiệm vụ đặc biệt là khâu tác nghiệp trong mỗi ngành, mỗi cấp từ huyện tới cơ sở nhất là ở cơ sở xã thị trấn. 

Nhận thức về trách nhiệm, bản thân đã đề xuất với Chi bộ nhà trường đưa chuyên đề xây dựng mô hình điểm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tổ chức hội nghị Chi bộ và thảo luận thống nhất ra Nghị quyết chỉ đạo, lấy địa bàn xã là nơi thực hiện, ngay từ quý I đầu năm 2013 với trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, tôi báo cáo xin chủ trương các cấp có thẩm quyền thực hiện. Trước mắt chọn điểm tại 2 xã trên địa bàn huyện (Xuân Lâm và Đại đồng Thành). Nhà trường đã thành lập tổ công tác về triển khai xây dựng “Mô hình điểm dạy nghề cho lao động nông thôn” Đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung giải pháp chương trình đào tạo nghề của huyện; thống nhất chủ trương, phương pháp tiến hành thực hiện tranh thủ sự lãnh đạo trực tiếp của Ban thường vụ Cấp ủy các xã điểm từ đó tiến hành phối hợp với UBND xã tổ chức các hội nghị triển khai kế hoạch làm điểm như khảo sát thực trạng công tác lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, Ủy ban nhân dân xã, thông qua hệ thống văn bản chỉ đạo như Nghị quyết chuyên đề của cấp ủy, chương trình, kế hoạch thực hiện của cơ sở. Đặc biệt hệ thống hoạt động chỉ đạo thực hiện (Ban chỉ đạo đào tạo nghề của xã) và thôn thuộc xã, quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Nghề xã kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn năm (2010-2015), theo kế hoạch chỉ đạo của cấp trên.

 

2. Thực trạng vấn đề 

Bước đầu thực hiện nhiệm vụ phối hợp khảo sát trên cơ sở các giải pháp với tình hình thực trạng ở cơ sở cho thấy một số tồn tại yếu kém sau: 

- Vai trò chỉ đạo tại xã điểm cơ bản trong mục tiêu báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ năm 2010-2015, không có Nghị quyết cấp ủy chuyên đề về chỉ đạo công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm đến năm 2015, Ban chỉ đạo nghề tuy có được thành lập nhưng kiện toàn bổ sung thường xuyên giữa các kỳ Đại hội của tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể không kịp thời, cơ cấu thành phần các thành viên Ban chỉ đạo không đúng với hướng dẫn của trên, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo không rõ thiếu sự đồng bộ và hợp lý kể cả chức năng nhiệm vụ các ngành thanh viên tham gia Ban chỉ đạo, không xây dựng được qui chế hoạt động của Ban chỉ đạo dẫn đến làm việc chồng chéo không rõ nhiệm vụ mạnh ai lấy làm, đặc biệt chương trình kế hoạch đao tạo nghề giai đoạn 2010-2015 cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội cấp ủy không được thể hiện rõ nếu có thì thiếu tính chiến lược tầm nhìn lâu dài. 

- Công tác điều tra khảo sát lập kế hoạch mở lớp đào tạo nghề, công tác tuyên truyền thông qua các kênh thông tin, bằng những chương trình kế hoạch cụ thể đều mang tính thời vụ, chắp vá đặc biệt nắm rõ tâm tư nguyện vọng của lực lượng lao động nhận thức hiểu biết về Quyết định 1956 còn yếu, lập kế hoạch mở lớp cơ bản theo sự áp đặt cảm tính không căn cứ vào nhu cầu nguyện vọng học nghề của lao động.

 

3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 

Từ những thực trạng yếu kém trong công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở đặc biệt công tác triển khai cụ thể hóa các nội dung giải pháp chương trình đào tạo nghề các cấp ban hành. Bản thân cùng tập thể đơn vị đã thống nhất đề ra biện pháp cụ thể trong thực hiện mô hình điểm gồm các nội dung sau: 

Trên cơ sở các nội dung văn bản đề án 1956, các văn bản chỉ đạo của tỉnh, huyện. Xây dựng đề cương kế hoạch hướng dẫn thực hiện ở cơ sở, thành lập tổ công tác triển khai thực hiện.

Nhà trường coi trọng phát huy những điểm mạnh mà cơ sở đã có, đồng thời  khắc phục những nội dung còn khiếm khuyết, yếu kém, đề ra lộ trình thời gian  thực hiện với phương châm “cầm tay chỉ việc hướng dẫn để cơ sở tự làm là chính”  kể từ đầu quý I năm 2013, tổ công tác theo sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với UBND xã tổ chức hội nghị cán bộ mở rộng tới các chi hội các tổ chức đoàn thể các thôn của xã quán triệt toàn bộ nội dung văn bản về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, triển khai đề cương kế hoạch khảo sát, làm rõ mục đích yêu cầu và sự cần thiết của hội nghị liên quan đến công tác đào tạo nghề ở cơ sở, cụ thể hóa các biện pháp thực hiện. 

Bước đầu đã tạo sự đồng thuận chung và có trách nhiệm, chỉ ra được các điểm mạnh, yếu trong công tác đào tạo nghề tại cơ sở thống nhất các bước thực hiện của kế hoạch

- Tổ chức thực hiện khảo sát nắm tình hình thực trạng công tác chỉ đạo, lãnh đạo thông qua các việc làm giúp cơ sở xây dựng Nghị quyết chuyên đề của cấp ủy từ Đảng bộ đến Chi bộ về công tác dạy nghề, đánh giá tình hình hoạt động của BCĐ Nghề xã bổ sung điều chỉnh một số nội dung như: Cơ cấu thành viên tham gia BCĐ, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo nghề cụ thể hơn phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Đặc biệt cùng với cơ sở xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo nghề của xã (những năm còn lại) giai đoạn năm 2010-2015.

- Chủ trì phối hợp các thành viên đoàn thể xã tới thôn xây dựng chương trình phối hợp định kỳ hàng năm, tổ chức khảo sát thực trạng chất lượng nguồn nhân lực từng thôn, xóm thông qua đó phân tích lao động trong độ tuổi và chia ra các độ tuổi khác nhau, nắm rõ nhu cầu học nghề của lực lượng lao động theo từng đối tượng học các bậc trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, và trình độ cao hơn theo nhu cầu của lực lượng lao động đến nay được Ban chỉ đạo nghề xã điểm và các đơn vị v.v… thực hiện có tác dụng và khá hiệu quả.

- Tổ chức hội nghị tư vấn, với kết quả khảo sát thực trạng chất lượng nguồn nhân lực, và nhu cầu học nghề của lực lượng lao động. Nhà trường đã tổ chức hội nghị tư vấn tới từng thôn xóm cho các đối tượng lao động, ngoài đối tượng nêu trên với học sinh khối trung học cơ sở tại xã cũng đã được tổ công tác thực hiện tư vấn hướng nghiệp kết quả thực hiện tại 16 cơ sở với 4063 lao động tham dự, trong đó có 1540 lao động trực tiếp đăng ký tham gia học các nghề như: kỹ thuật nấu ăn, kỹ thuật điện, kỹ thuật trồng rau sạch, nuôi trông thủy sản, kỹ thuật may và thiết kế thời trang, nghề truyền thống tai các xã có nghề. Kết quả tuyển sinh mở lớp trong năm 2013 như sau:

Tại xã làm điểm từ không xây dựng được kế hoạch tuyển sinh mở lớp năm 2012 đến năm 2013 đều đã xây dựng được kế hoạch đào tạo nghề năm 2013-2015, riêng năm 2013 đã tuyển sinh mở được 6 lớp đạt 100% kế hoạch năm, so cùng kỳ năm trước vượt 100% toàn huyện tính đến thời điểm báo cáo tháng 11 năm 2013 đã tuyển sinh mở được Tổng số 41 lớp với 1270 lao động.

Trong đó kế hoạch huyện giao 21 lớp, tỉnh 10 lớp, tổng cục dạy nghề 10 lớp, so với kế hoạch năm đạt 100% so với năm 2012 vượt 57%. Cơ cấu ngành nghề; lĩnh vực Nông nghiệp- thủy sản chiếm 38,1%, nhóm nghề công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp–dịch vụ chiếm 42,9%, nhóm nghề truyền thống chiếm 19%. Nhìn chung cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh theo hướng tích cực lĩnh vực Nông nghiệp - Thủy sản giảm dần, lĩnh vực Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ tăng so với năm 2012, riêng nhóm nghề truyền thống tăng 12%. Nhìn chung qua khảo nghiệm mô hình và triển khai diện rộng cho thấy kết quả và hiệu quả thực sự có tính thuyết phục, tạo ra cho Ban chỉ đạo nghề từ huyện tới cơ sở có được nhận thức đúng hơn, hiểu được vai trò trách nhiệm từng thành viên, nhất là phương pháp cách thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học, bài bản chặt chẽ hơn chủ động hơn.

4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm

- Với mô hình được áp dụng sáng kiến kinh nghiệp tại xã điểm cho thấy, thông qua nội dung các giải pháp thực sự đã đi vào cuộc sống làm chuyển biến nhận thức trong cấp ủy từ xã tới thôn, có được tư duy định hướng trong việc xây dựng Nghị quyết chuyên đề thuộc thẩm quyền của cấp ủy trong việc lãnh chỉ đạo hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc biệt là Ban chỉ đạo nghề xã nhận rõ được chức năng nhiệm vụ, trong việc tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề tại cơ sở khoa học hơn, chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, cơ bản giúp cho lao động nông thôn hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi đăng ký nguyện vọng và tham gia học nghề nghiêm túc và tốt hơn. Thông qua các giải pháp mô hình điểm giúp cho Ban chỉ đạo nghề huyện nhân ra diện rộng trong toàn huyện ngay từ những quý đầu năm 2013, số lao động đăng ký tham gia học nghề là 1230 lao động, tăng cả về số lượng và chất lượng trong đó lĩnh vực Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ chiếm 42,9%; Nông nghiệp - Thủy sản chiếm 38,1%; Nghề truyền thống chiếm 19%. Năm 2013 hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch các cấp giao đạt 100% so với năm 2012 tăng 57%. Đầu qúy IV/2013 Ban chỉ đạo nghề huyện đã tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề trong đó kế hoạch đào tạo nghề nhà trường đảm nhận. Đặc biệt tại hội nghị ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Ban chỉ đạo đào tạo nghề tỉnh Bắc Ninh về làm việc tại huyện và kiểm tra công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 Chính phủ, khẳng định rõ kết quả công tác lãnh chỉ đạo và thực hiện tổ chức đào tạo nghề trên địa bàn huyện và cơ sở đã ghi nhận, đánh giá cao kết quả mà Ban chỉ đạo nghề từ huyện tới cơ sở. Trong đó đánh giá cao hiệu quả về mô hình điểm do bản thân tôi và tập thể nhà trường tham mưu đề xuất.

 

III. Kết luận, kiến nghị: 

1. Kết luận 

- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với công tác đào tạo nghề là một mô hình có tính khả thi cao. Đồng thời thể hiện hội tụ toàn diện được vai trò trách nhiệm từng thành viên trong hệ thống chính trị từ huyện tới cơ sở, từ nhận thức đến hành động có trách nhiệm trong triển khai thực hiện các nội dung giải pháp Quyết định 1956 của chính phủ. Nâng cao nhận thức niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động nói chung trong đó lao động nông thôn nói riêng. Từ sáng kiến kinh nghiệm của bản thân cho thấy, đã được các cấp ghi nhận đang từng bước được các cấp triển khai tới các cơ sở trong toàn huyện.

- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của bản thân: Thực sự coi trọng và bám sát các bản văn chỉ đạo và nội dung các giải pháp định hướng chiến lược từ Trung ương tới tỉnh, huyện làm cơ sở cho việc xây dựng ý tưởng, nội dung kế hoạch, nội dung sáng kiến. Trong triển khai bảo đảm vừa sát, đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra, xây dựng văn bản cụ thể hóa làm điểm phải trên cơ sở thực tiễn có tính khả thi cao nhất là cơ sở xã thuộc vùng nông thôn.

- Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện coi trọng công tác lựa chọn điểm và chọn cán bộ với sử dụng cán bộ tham gia tác nghiệp vì đây là khâu then chốt quan trọng (thực sự vừa hồng lại vừa chuyên).

 

2. Những ý kiến đề xuất 

Để triển khai phát huy những sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân cá nhân và tập thể nhà trường đã xây dựng và triển khai thực hiện như đã trình bày. Đề nghị các cấp quan tâm tạo điều kiện sớm đưa sáng kiến tiếp tục nhân rộng trên địa bàn huyện, tỉnh giúp cho việc thực hiện Đề án 1956 đạt kết quả và hiệu quả cao góp phần phát triển KT-XH đạt kết quả cao và bền vững./. 

 



Thông tin mới

Video clip

JW Player goes here

Hỗ Trợ Online

    Yahoo:

    https://www.facebook.com/thuanthanh.daynghe
    Skype:
    My status
    Zalo:0976685119
    Hotline:
    0986989818

    0912615330

Hoạt động nổi bật

Thống Kê

  • Tổng số danh mục: 54
  • Tổng trang tin: 168
  • Tổng số truy cập: 2354654
  • Tổng số trang xem: 2443582